Khởi điểm xuất phát từ vùng đất mỏ Quảng Ninh, Hệ thống Công viên nghĩa trang văn hoá tâm linh được hình thành và phát triển từ năm 2007 do doanh nhân trẻ Đỗ Tiến Dũng tiếp thu và tổ chức đầu tư thực hiện. Với tấm lòng và quyết tâm nỗ lực phấn đấu vượt bậc, 17 năm qua, Hệ thống công viên nghĩa trang này đã mở rộng đến 11 tỉnh, thành phố, đi cùng với công cuộc đổi mới trên cả nước.
Từ nhiều năm trước đây, nắm bắt chủ trương định hướng phát triển của tỉnh Quảng Ninh chuyển từ “nâu sang xanh”, khẳng định xu thế bảo vệ môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu, lãnh đạo doanh nghiệp đã nhạy bén tập trung phát triển loại hình mới: Xây dựng công viên nghĩa trang văn hoá tâm linh với slogan là “Bình yên một cõi đi về” phục vụ an sinh xã hội và xu thế phát triển của đất nước.
Sáng kiến này được lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh ủng hộ, đồng tình, trước hết vì ý nghĩa xã hội nhân văn của nó. Về phía doanh nghiệp – chủ đầu tư, đây không những thể hiện tầm nhìn mà còn là cái “tâm” rất đáng trân trọng dành cho những người qua đời và cả thân nhân đang sống của họ, góp phần thiết thực xây dựng quê hương trong thời đại mới. Có thể nói, đây là sự “hợp điểm” giữa ý Đảng – lòng dân – doanh nghiệp gặp nhau ! Cái “Tâm” của doanh nghiệp còn thể hiện ở chỗ: Việc xây dựng nghĩa trang theo mô hình tâm linh này phải cần mức đầu tư ban đầu rất lớn và lộ trình thu hồi là rất chậm, thậm chí có lỗ. Nếu ai đó, tính toán “hiệu quả đầu tư” hơn, thua ngay của dự án thì không dám làm, không thể làm được.
Doanh nhân Đỗ Tiến Dũng – “Tổng điều hành” Hệ thống Công viên nghĩa trang văn hoá tâm linh An Lạc Viên – một chủ doanh nghiệp trẻ tuổi, được đào tạo bài bản, đầy tâm huyết trong quá trình xây dựng Hệ thống Công viên nghĩa trang bày tỏ: “Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực cung cấp dịch vụ tang lễ và xây dựng công viên nghĩa trang với mục đích bảo vệ môi trường và ý nghĩa nhân văn xã hội. Phương châm của doanh nghiệp là phát triển kinh tế đồng thời đưa những giá trị nhân văn lan tỏa ra cộng đồng, trong đó, ưu tiên cho chương trình xây dựng Hệ thống Công viên nghĩa trang văn hoá trên cả nước. Luôn kiên định với mục tiêu đã xác định, ứng dụng công nghệ kỹ thuật tân tiến trong sản xuất, hoạt động vận hành, hướng tới một doanh nghiệp tốt nhất mà mình tham gia, góp phần nâng cao giá trị đời sống và nhận thức của xã hội, đồng hành cùng sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước”.
Trong quá trình đầu tư xây dựng Hệ thống Công viên nghĩa trang văn hoá tâm linh, lãnh đạo doanh nghiệp luôn tìm tòi học hỏi, tiếp thu ứng dụng các công nghệ hỏa táng hiện đại, đáp ứng đúng nhu cầu phát triển dân sinh, có ý nghĩa to lớn với cộng đồng. Đến nay, đã đưa vào hoạt động nhiều dự án Công viên nghĩa trang An Lạc Viên ở Quảng Ninh và nhiều địa phương khác. Với phương châm sản xuất phải gắn với bảo vệ môi trường và coi đó là động lực phát triển, 17 năm qua, doanh nghiệp đã tập trung đầu tư cho các dự án này và đã thành công tốt đẹp. Hiệu quả mà các dự án mang lại đã góp phần không nhỏ trong công tác chuyển đổi từ “nâu sang xanh” của tỉnh Quảng Ninh và văn hoá xanh – sạch – đẹp, văn minh của các địa phương có dự án doanh nghiệp đầu tư xây dựng.
Còn nhớ cách đây 17 năm, trước yêu cầu cấp thiết của việc thay đổi nhận thức và tập tục của nhân dân về mai táng người chết, nhằm tiết kiệm quỹ đất và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do chôn cất người chết tại các địa phương trong tỉnh, nhất là các đô thị lớn, tỉnh Quảng Ninh có chủ trương vận động xã hội hoá công tác này. Tháng 9/2005, lãnh đạo doanh nghiệp đã tiên phong đứng ra nhận đầu tư xây dựng dự án Đài hoá thân An Lạc Viên và quy hoạch cải tạo nghĩa trang nhân dân tại Km15, Quốc lộ 18 (chân dốc Đèo Bụt), Phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả với tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng. Sau 15 tháng thi công khẩn trương và tích cực, ngày 26/01/2007 công trình đã khánh thành đi vào hoạt động bao gồm các hạng mục: 03 nhà tang lễ với diện tích 500 m2/nhà với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ việc cử hành lễ tang, 03 lò hỏa táng với thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Đài Loan sử dụng công nghệ đốt dầu FO qua hệ thống kim phun điện tử với hai buồng đốt sơ cấp và thứ cấp ở nhiệt độ 900 – 1.200oC. Thời gian đốt 90 phút cùng với hệ thống màng lọc ở buồng thứ cấp đảm bảo tuyệt đối khí thải “không màu – không mùi”. Cùng với lò đốt là 02 hầm lạnh bảo quản thi hài với số lượng lớn trong thời gian dài và các phương tiện thiết bị chuyên dùng phục vụ tang lễ và hỏa táng. Nhà dịch vụ 03 tầng với trên 3.000m2 sàn cùng các dịch vụ ăn, nghỉ cho thân nhân người chết trong khi chờ nhận tro cốt, cùng các công trình văn hoá tâm linh như chùa miếu, vườn tượng… đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Điều đặc biệt là Đài hóa thân An Lạc Viên được tọa lạc trong một khuôn viên cây xanh, cảnh quan công viên đẹp, tạo nên sự hài hòa, thân thiện với môi trường. Sau 10 năm hoạt động, Đài hoá thân An Lạc Viên này đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của nó.
Với kết quả, kinh nghiệm và cơ sở quy trình công nghệ tiên tiến trên đây, năm 2013, doanh nghiệp đã được lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tin tưởng giao thực hiện dự án lớn hơn: Công viên nghĩa trang An Lạc Viên tại 2 xã Vũ Oai và Hoà bình huyện Hoành Bồ (nay thuộc TP Hạ Long) có quy mô 639 ha với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng. Dự án được hoàn thành (giai đoạn 1) và đưa vào sử dụng từ năm 2017, đến nay, qua gần 10 năm hoạt động đã ngày càng chứng minh hiệu quả và tính đúng đắn, ưu việt của dự án.
Trong dòng chảy của xu thế thời đại, các dự án trong Hệ thống Công viên nghĩa trang văn hoá tâm linh An Lạc Viên của của doanh nhân Đỗ Tiến Dũng trên cả nước đã và đang phục vụ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu an táng lâu dài của nhân dân. Chủ trương đúng đắn của Nhà nước cũng là nguyện vọng của nhân dân đã được doanh nghiệp làm bừng sáng. Một sự quan tâm của lãnh đạo các địa phương, một tầm nhìn đầy ý nghĩa nhân văn, một tấm lòng tâm huyết với quê hương Quảng Ninh và đất nước, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, doanh nghiệp sẽ thành công hơn nữa, đóng góp nhiều hơn nữa cho xã hội trên con đường phát triển của mình!
Đọc bài viết gốc tại đây
TIN TỨC KHÁC
Ý nghĩa nghi lễ tạ mộ cuối năm
Lễ tạ mộ là gì? Vì sao cần tiến hành nghi lễ tạ mộ cuối năm? Lễ tạ mộ (còn gọi là chạp mả) là một trong những nghi lễ truyền thống của người Việt, thể hiện sự tôn kính, tri ân của con cháu đối với tổ tiên và người thân đã qua đời. […]
Hỏa táng gắn liền với phong tục, tập quán của người Việt
Hỏa táng đang dần thay thế cho địa táng – hình thức mai táng truyền thống. Đây được xem là hình thức mai táng văn minh, gắn liền với phong tục, tập quán của người Việt. Hỏa táng qua các thời kì lịch sử Tục hỏa táng xuất hiện ở Việt Nam từ thời xa […]
Danh mục tin tức
Các tin tức mới nhất
-
Ý nghĩa nghi lễ tạ mộ cuối năm
29 Tháng 10, 2024
-
Hỏa táng gắn liền với phong tục, tập quán của người Việt
28 Tháng 10, 2024
-
Mộ gia tộc trong văn hóa tâm linh người Việt
28 Tháng 10, 2024
-
Mua đất sinh phần cho đấng sinh thành để tỏ lòng hiếu đạo
10 Tháng 10, 2024
-
Tuyển dụng Nhân viên Lái xe
22 Tháng 08, 2024