Hỏa táng đang dần thay thế cho địa táng – hình thức mai táng truyền thống. Đây được xem là hình thức mai táng văn minh, gắn liền với phong tục, tập quán của người Việt.
Hỏa táng qua các thời kì lịch sử
Tục hỏa táng xuất hiện ở Việt Nam từ thời xa xưa. Theo một số nghiên cứu, hỏa táng có từ thời Hùng Vương khi tìm thấy những mảnh thi thể cháy dở nằm trong trống đồng, thạp đồng.
Đến thời Trần, tục hỏa táng được xem như một hiện tượng trong đời sống với sự kiện Phật Hoàng Trần Nhân Tông di nguyện hỏa thiêu. Đến năm 1963, để phản đối chiến tranh cũng như phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu. Việc tự thiêu của Hòa thượng đã để lại xá lợi trái tim được gọi là “trái tim bất diệt” trong lòng mỗi người.
Đặc biệt, trong đoạn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn viết về di nguyện của Người trước lúc ra đi:
“Về việc riêng…
Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phi thì giờ và tiền bạc của nhân dân.
Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn.
Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.
Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó.
Trên mả không có bia đá, tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.
Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp….”
Đoạn Di chúc trải qua bao nhiêu năm những vẫn vẹn nguyên ý nghĩa thông điệp đầy nhân văn về con người và môi trường. Để thấy rằng hỏa tháng là hình thức mai táng quen thuộc, có từ lâu đời, trải dài xuyên suốt hành trình phát triển của người Việt.
Hỏa táng dưới góc nhìn đa chiều
Cái chết là cuộc chia ly trọng đại liên tục diễn ra trong mọi sự sống, là vấn đề mà mỗi người luôn âm thầm, lo sợ và hoài nghi. Có rất nhiều câu chuyện xoay quanh cái chết. Các nhà khoa học duy vật biện chứng cho rằng, con người là một dạng vật chất, sau khi chết là hết.
Với Đức Phật, thân xác này là sự hòa quyện của nhiều vật chất mà thành. Theo Phật giáo, dù hỏa táng hay địa táng, thân xác của người chết sẽ mất đi mọi cảm giác. Không biết nóng lạnh là gì bởi thần kinh, tứ chi đã ngừng hoạt động. Vì vậy hình hài của kiếp này là ta mượn tạm, để trả nghiệp và hành nghiệp chứ không có gì là bất biến.
Với Công giáo, hỏa táng thực chất không ảnh hưởng gì đến sự phục sinh thân xác của niềm tin Kito, bởi “thân cát bụi phải trở về cát bụi”. Nó cũng không làm di hại đến lòng tôn trọng thi hài người quá cố hay gián đoạn các cử hành hậu sự. Hỏa táng chỉ là việc dùng nhiệt độ cao để đẩy nhanh tiến trình phân rã và trở về cát bụi của thân xã vật chất.
Hỏa táng – hình thức mai táng văn minh
Khi số người đã tận, con người nằm xuống yên nghỉ theo quy luật của đời người. Cũng theo những gì tự nhiên nhất, con người lựa chọn hình thức gần gũi gắn liền với văn hóa phong tục tập quán người Việt qua hàng thế kỷ. Lựa chọn hình thức hỏa táng sẽ là lựa chọn tất yếu cho hiện tại và tương lai.
Khi hình thức hỏa táng thay thế địa táng truyền thống sẽ không còn khái niệm cải táng hay bốc mộ. Dù trong trường hợp bắt buộc phải di dời phần còn lại của hài cốt thì hũ cốt cũng rất dễ dàng để dời đi, không phải cải táng di dời phức tạp và tốn kém.
Nếu như khi còn sống, con người ta mong muốn đóng góp thật nhiều cho đời thì lúc mất đi cũng rất nên làm điều gì đó cho dù là nhỏ nhoi nhưng thật sự ý nghĩa. Chọn hỏa táng chính là hình thức mai táng “xanh” mang tính nhân văn và được áo dụng phổ biến tại hầu hết các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, hình thức này cũng được nhiều người lựa chọn không chỉ vì ý nghĩa mà còn bởi những câu chuyện đằng sau đó, là thông điệp, là giá trị gắn liền với văn hóa phong tục tập quán của người Việt từ ngàn đời.
TIN TỨC KHÁC
Ý nghĩa nghi lễ tạ mộ cuối năm
Lễ tạ mộ là gì? Vì sao cần tiến hành nghi lễ tạ mộ cuối năm? Lễ tạ mộ (còn gọi là chạp mả) là một trong những nghi lễ truyền thống của người Việt, thể hiện sự tôn kính, tri ân của con cháu đối với tổ tiên và người thân đã qua đời. […]
Mộ gia tộc trong văn hóa tâm linh người Việt
Văn hóa thờ cúng tổ tiên tại Việt Nam đã có từ lâu đời và mộ gia tộc cũng xuất phát từ truyền thống này. Thời kỳ phong kiến, các dòng họ lớn thường được xây dựng mộ gia tộc để lưu giữ tên tuổi, di sản văn hóa cũng như để bảo vệ quyền […]
Danh mục tin tức
Các tin tức mới nhất
-
Ý nghĩa nghi lễ tạ mộ cuối năm
29 Tháng 10, 2024
-
Hỏa táng gắn liền với phong tục, tập quán của người Việt
28 Tháng 10, 2024
-
Mộ gia tộc trong văn hóa tâm linh người Việt
28 Tháng 10, 2024
-
Mua đất sinh phần cho đấng sinh thành để tỏ lòng hiếu đạo
10 Tháng 10, 2024
-
Tuyển dụng Nhân viên Lái xe
22 Tháng 08, 2024